Tuyên ngôn chung bảo vệ người lớn tuổi của các tôn giáo có cùng tổ phụ Abraham

tuyen-ngon-chunng.jpeg

Đại diện các tôn giáo ký Tuyên ngôn gồm: Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện về Sự sống, Rabbi Do Thái Fernando Fishel Szlajen, và đại diện Hồi giáo là giáo sư Abdala Cerrilla.

Tài liệu lưu ý rằng sự già hoá ngày càng tăng của dân số thế giới có thể được coi là cơ hội cho người lớn tuổi đóng góp đáng kể cho các hoạt động xã hội hoặc tình nguyện cộng đồng, giáo dục và chuyển giao kiến thức giữa các thế hệ. Tuy nhiên, vẫn còn những hoạt động, trong đó người lớn tuổi chưa được đánh giá đúng mức tiềm năng tích cực của họ đối với xã hội. Vì thế cần phải thay đổi quan niệm tuổi già là một giai đoạn không cần thiết của cuộc sống sang quan niệm rằng đây là giai đoạn “đáng được tôn trọng, chăm sóc và tham gia, công nhận giá trị và kinh nghiệm của người lớn tuổi, cung cấp hỗ trợ cần thiết và xây dựng một xã hội hoà nhập và hỗ trợ hơn cho mọi độ tuổi và cho công ích”.

Đại diện các tôn giáo có cùng tổ phụ Abraham đều đồng ý rằng “Những người lớn tuổi được coi là những vị lãnh đạo thực sự, và sự khôn ngoan của người lớn tuổi làm cho họ trở thành những vị thầy của cuộc sống”.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự hỗ trợ, tài liệu khẳng định rằng chăm sóc người lớn tuổi không phải chỉ vì “lòng thương xót và sự tử tế”, nhưng trên hết là vì “công bằng”.

Đi từ quan niệm về tuổi già của các nền văn hoá của các tôn giáo có cùng tổ phụ Abraham: tuổi già là một giai đoạn phát triển chứ không phải là giai đoạn cuộc sống bị gạt ra bên lề, Tuyên bố chung khẳng định: “Xã hội chúng ta coi thường tuổi già, liên kết tuổi già với quá khứ và lỗi thời, nhưng tuổi già là tương lai của tất cả chúng ta. Kính trọng người lớn tuổi hôm nay là chuẩn bị tương lai xứng nhân phẩm mà chúng ta muốn được đối xử”.

Nguồn:vaticannews

BÀI VIẾTMỚI NHẤT

Thông báo Xa Quê