Theo dữ liệu được thu thập gần đây của Liên Hiệp Quốc, phụ nữ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn một phần tư dân số thế giới. Ở các quốc gia đang phát triển, con số đó lên tới 43% trong toàn lực lượng lao động nông nghiệp. Thực tế cho thấy, mặc dù phụ nữ nông thôn làm việc với năng suất và dám nghĩ dám làm như nam giới, nhưng họ vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, việc làm không được công nhận và thường không được trả lương.
Với thực tế này, Hội nghị tập trung vào tầm quan trọng của việc tăng cường sự liên hệ giữa phụ nữ và an ninh lương thực nhằm cho phép họ phát triển đầy đủ tiềm năng và giúp thế giới đạt được an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người.
Các tham dự viên đã thảo luận về tiềm năng của phụ nữ để trở thành tác nhân thực sự của sự thay đổi và biến đổi hệ thống lương thực hiện tại, nếu được cung cấp các công cụ, được nhìn nhận trong nhãn quan của hệ sinh thái toàn diện.
Bà Marcela Villarreal, Giám đốc Bộ phận Hợp tác tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu phụ nữ ở khu vực nông thôn được tiếp cận với các nguồn lực sản xuất trong nông nghiệp giống như nam giới, thì cho dù khu vực nông thôn đó nghèo đến mức nào, việc tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực sản xuất sẽ làm tăng sản lượng, năng suất nông nghiệp và ngay lập tức số người đói trên thế giới sẽ giảm.
Giải thích những gì được coi là “nguồn lực sản xuất trong nông nghiệp”, bà nói người ta đề cập chủ yếu đến đất đai, nhưng “tín dụng, công nghệ, dịch vụ mở rộng và tất cả các dịch vụ khác cần thiết cho sản xuất nông nghiệp” cũng rất quan trọng.
Tất nhiên, để có thể vạch ra một lộ trình mới, điều quan trọng là phải hiểu tại sao phụ nữ không có quyền tiếp cận bình đẳng, và theo bà Villarreal, cần phải có chính sách phù hợp. Vì kinh nghiệm cho thấy nếu chính phủ thực sự muốn giảm khoảng cách giới trong nông nghiệp và tiếp cận các nguồn lực sản xuất và nông nghiệp, thì điều đó có thể được thực hiện.
Nguồn: vaticannews