Quyền không sở hữu của cải nào. Nghĩa vụ chỉ vâng phục Thiên Chúa và lương tâm, bằng cách phân định các mệnh lệnh của người có quyền. Hơn nữa, tuyệt thực như một công cụ hòa bình của lòng trung thành với Chúa và với lương tâm, khi đặt cơ thể trơ lì của một người sang một bên, như một chướng ngại vật, không quan tâm đến cuộc sống.
Ngày nay, Mẹ Clara thành Assisi vẫn nói với một giọng rõ ràng và rất hợp thời: tiếng nói của Quy luật của Mẹ - quy tắc đầu tiên trong lịch sử của Giáo hội được viết bởi một phụ nữ cho các phụ nữ - và đó là những lựa chọn cuộc sống mang tính cách mạng của Mẹ, những điều nói trực tiếp với con người ngày nay. Ví dụ như Quy luật mà Thánh Clara đã đấu tranh cách đây tám thế kỷ, nói rằng không vâng phục một mệnh lệnh vi phạm mối quan hệ tin cậy với Chúa là một nghĩa vụ, không phải là một lựa chọn. Đó là một nguyên tắc được khẳng định trong Quy luật Thánh Clara năm 1258. Tuy nhiên, theo ý muốn của Đức Giáo hoàng, Quy luật đó chỉ áp dụng cho những phụ nữ gọi Thánh Clareìa là "Mẹ" ở đan viện Thánh Đamianô. Và nó đã được áp dụng như thế trong lịch sử. Quy luật Thánh Clara nói rằng: "Các nữ tu thuộc quyền ... buộc phải vâng lời các viện mẫu của họ trong tất cả những gì họ đã hứa với Chúa để tuân giữ và những điều không trái với lương tâm và lời khấn của chúng ta".
Đó là những lời chưa từng có, được viết bởi một người phụ nữ sống 800 năm trước đây, dưới sự bảo vệ của chế độ phụ hệ từ khi sinh ra cho đến khi xuống mồ, những người rốt cùng trong số những người thấp bé nhất. Thánh nhân đã tiên tri về nghĩa vụ không tuân theo bất kỳ ai ra lệnh cho bạn làm điều ác, ngay cả những nhân vật có thẩm quyền. Thật vậy, thánh nhân tin rằng đây chính là ý nghĩa của việc vâng lời Thiên Chúa.
Mới đây, các nữ tu của Liên đoàn Thánh Clara thành Assisi các nữ tu Clara nghèo ở Umbria-Sardinia đã đưa ra một cách giải thích xác thực về những từ ngữ vô cùng quan trọng đó. Họ đã phát hành tác phẩm gồm ba tập về người phụ nữ mà ngày nay họ cũng gọi là Mẹ (Chiara D’Assisi, edizioni Messaggero Padova, tái bản năm 2018). Họ bắt đầu công việc để chăm chú lắng nghe những lời nói và đặc sủng của Thánh Clara, và họ thấy mình đứng trước một Quy luật được khám phá lại thật sống động và đầy thách đố. Sống “sự khó nghèo cao độ” của tu sĩ Phan Sinh trong sự trung thành với Tin Mừng là trọng tâm của nó. Vào thế kỷ 13, tuyên bố về quyền tự do hoàn toàn này dường như vô lý, gần như gây sốc. Và hôm nay, đây là những gì việc nghiên cứu các tài liệu về Thánh Clara khám phá ra.
Liên quan đến đức vâng lời, cuốn sách có tựa đề "Phúc Âm như một cách sống" viết: "Người ta ngụ ý rằng nếu một mệnh lệnh không hợp pháp thì mệnh lệnh đó có thể và phải bị bất tuân; không tuân theo mệnh lệnh bất hợp pháp hoặc bất công là vâng theo sự thật và giá trị mà mệnh lệnh lẽ ra phải truyền đạt nhưng đã không làm được."
Do đó, cuộc sống ngày nay được tái dựn từ nghiên cứu lịch sử và tài liệu của các nữ tu dòng Thánh Clara Nghèo khó không phải là cuộc sống của một người phụ nữ đã chọn hành xác, chiêm niệm và từ bỏ thế giới để mong đợi những vùng đất ở thế giới khác. Ngược lại, sự lựa chọn của thánh nhân, điều ngài truyền đạt cho chúng ta ngày hôm nay, là sự lựa chọn của một chiến binh trên thế giới, thậm chí từ đan viện. Hơn nữa, một sự lựa chọn tình yêu trọn vẹn đòi hỏi phải chiến đấu để bảo vệ tình yêu.
Thánh Clara đã dạy và đang dạy chúng ta rằng vũ khí sắc bén nhất của người đấu tranh là quyền không sở hữu gì cả. Thánh Clara đã đấu tranh lâu dài để đặc quyền nghèo khó (privilegium paupertatis) trở thành một quyền. Trên hết, ngài đã chiến đấu để trở thành khiên thuẫn cho những ai muốn theo lối sống Phan sinh. Nó được chính thức công nhận vào năm 1228 khi Giáo hoàng Grêgôriô IX viết thư cho các nữ tu ở đan viện Thánh Đamianô: "Chúng tôi củng cố [...] đề xuất của các chị về sự Nghèo Khó cao nhất, ban cho các chị theo thẩm quyền của các bức thư hiện tại, để các chị có thể không bị ai thúc ép nhận của cải" (Sicut Manifestum Est, Perugia, 17 tháng 9 năm 1228).
Thánh Clara giải thích với Công chúa Agnes của Bohemia rằng võ sĩ phải khỏa thân để không cho đối thủ có bất kỳ thứ gì để nắm lấy. Đặc quyền nghèo khó cho phép một người tránh khỏi tay kẻ thù, cho dù nó có thể sử dụng nhiều bạo lực. Không có sự tùng phục nào trong hình ảnh này. Có sức mạnh, sự quyết đoán, thậm chí cả sự khôn ngoan.
Ngay cả ngày nay, quyền không có tài sản vẫn khiêu khích chúng ta. Trong một xã hội bắt buộc phải tiêu thụ, sở hữu là "nhân đức" xã hội mới và là nguồn gốc của chế độ nô lệ. Thánh Clara nói rằng sở hữu không phải là một nhân đức. Sự vâng lời cũng không phải là nhân đức khi nó đòi hỏi bạo lực chống lại lương tâm tự do.
Chiara Graziani
Nguồn: vaticannews.va/vi