Ngày nay sẽ có nhiều điều để nói về lý do tại sao lời Tin Mừng không có sức mạnh và sự xác tín như lẽ ra nó phải có như ngày xưa các Tông Đồ đã thể hiện; và tại sao các Kitô hữu chúng ta lại giữ một sự im lặng đáng ngờ đối với niềm tin của mình, bất chấp lời kêu gọi “tân phúc âm hóa”? Mỗi người chúng ta sẽ phải tự phân tích và ghi lại cách giải thích của riêng mình!
Nhưng trong ngày lễ Thánh Marcô hôm nay, khi lắng nghe Tin Mừng và nhìn vào Người rao giảng Tin Mừng , chúng ta chỉ có thể công bố với lòng tin tưởng và lòng biết ơn về nguồn gốc và sức mạnh của lời nói của chúng ta!
Người loan báo Tin Mừng không nói theo một nghiên cứu xã hội học nhất thời, cũng không vì “thận trọng” chính trị, hoặc càng không vì “Anh ta tình cờ nói những gì Anh ta nghĩ ”. Anh ta chỉ đơn giản là đáp ứng một mệnh lệnh cũng như sự hiện diện từ bên ngoài, mệnh lệnh này đã ra lệnh cho anh ta mà không gây áp lực, nhưng với uy quyền của Đấng đáng được mọi người tin cậy: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15). Nghĩa là chúng ta cứ rao giảng Tin Mừng bằng sự vâng lời nhưng trong niềm vui và tin tưởng.
Mặt khác, lời rao giảng của chúng ta sẽ không thể hiện mình như một người trong “thị trường ” của các ý tưởng và quan điểm, nhưng nó có tất cả sức nặng của những thông điệp mạnh mẽ và dứt khoát. Sự sống và cái chết phụ thuộc vào sự chấp nhận hay từ chối của những lời rao giảng đó, và sự thật cũng như khả năng thuyết phục của những lời nói ấy đã được trao cho bằng những lời chứng, nghĩa là, những lời nói đó đã được công nhận bởi những dấu hiệu của quyền lực đem lại lợi ích cho những người cần giúp đỡ. Đó là lý do tại sao lại gọi từ này là một “lời loan báo ”, một lời tuyên bố công khai, hân hoan và hăng hái về một sự kiện quyết định và cứu độ.
Đã được chứng minh và bảo đảm rõ ràng như vậy rồi, thế thì tại sao chúng ta vẫn còn im lặng mà không dám loan báo ? Phải chăng chúng ta Sợ hãi, Nhút nhát? Thánh Justinô đã nói: “Những kẻ ngu dốt và những kẻ không có khả năng hùng biện đã thuyết phục cả nhân loại bằng chính Hạnh kiểm và đời sống đạo đức của họ “. Như thế, chúng ta thấy rằng Dấu hiệu hay phép lạ của nhân đức chính là tài hùng biện của chúng ta. Chúng ta hãy loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống tử tế của mình. Và nhất là chúng ta hãy để Chúa thực hiện các công việc của Người qua và giữa chúng ta như các Tông đồ đã làm : “Các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.” (Mc 16,20).
Đức Cha Agustí CORTÉS Soriano Giám mục Sant Feliu de Llobregat
(Barcelona, Tây Ban Nha)