HÃY NÂNG KHÔNG CHỈ NHỮNG CÀNH LÁ, MÀ TÂM HỒN
SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ LÁ
(Mt 26, 14-27,66)
Chúng ta bước vào Tuần Thánh, Tuần Thương Khó hay còn gọi là Chúa nhật Lễ Lá, phụng vụ Giáo Hội làm cho chúng ta sống lại mầu nhiệm khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta. Đây là một tuần thánh thiện và bi thảm, nhưng cũng là tuần chiến thắng khải hoàn, không chỉ vì Chúa Ki-tô đã vinh thắng khải hoàn được dân chúng đón tiếp, nhưng trên hết vẫn là vì Chúa đã chiến thắng: Phục Sinh. Tình yêu khải hoàn, chiến thắng, và “mặc dù” không có thánh giá nhưng “qua” (nhờ) thánh giá.
Pascal nói: “Điều khiến chúng ta tin là thập giá, nhưng những gì chúng ta tin là chiến thắng của thập giá, chiến thắng của cuộc sống”. “Thập giá là hình ảnh cao cả nhất Thiên Chúa đã tự hiến thân mình. Karl Rahner nói: “Để biết Thiên Chúa là ai, tôi phải quỳ gối dưới chân thập giá”.
Hôm nay Thánh giá là trung tâm phụng vụ của Hội Thánh, cho những ai tham dự, chúng ta chứng tỏ rằng chúng ta không hổ thẹn về Thập giá Chúa Ki-tô, chúng ta không sợ Thập giá. Trái lại, chúng ta yêu thương và tôn thờ Thánh giá, vì Thánh giá là dấu chỉ của sự hòa giải, của tình yêu mạnh hơn cái chết: đó là dấu hiệu của Đấng Cứu Chuộc chết và sống lại vì chúng ta. Ai tin vào Chúa Giê-su bị đóng đinh và sống lại, phải chịu vác thập giá để chứng tỏ rằng Thiên Chúa là tình yêu. Với sự hiến thân hoàn toàn trên cây Thánh Giá, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã chiến thắng vĩnh viễn tội lỗi và sự chết. Vì lý do này, chúng ta hãy đón nhận Đấng Cứu Thế với niềm vui: “Chúng ta hãy dõi bước theo Người trong hành trình Thương Khó và đi lên dự lễ. Không phải trải dài trước Người, hành trình dài, những cành lá dừa và cành lá ôliu, những tấm thảm hoặc bất cứ cái gì tương tự như thế, nhưng để trải dài sự khiêm nhường của chúng ta trong sự khiêm nhường tột độ”(Thánh Anrê de Créte).
Vì vậy, như đám đông cử hành cách đây chưa đầy 2000 năm, hôm nay chúng ta hãy chào đón Chúa Giê-su đi vào Giê-ru-sa-lem và có các môn đệ tháp tùng Người trong lễ Vượt Qua và cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn cho Đấng Cứu Chuộc loài người phải sống kiếp phàm nhân và chịu khổ hình thập giá để nêu gương khiêm nhường cho thiên hạ noi theo. Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc thương khó và được thông phần vinh quang phục sinh với Người. “
Để giúp chúng ta thích ứng với giáo huấn từ cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô, phụng vụ hôm nay tường thuật lịch sử cuộc thương khó theo thánh Mát-thêu. Theo thánh Mát-thêu, Chúa Giê-su là người tôi tớ chịu đau khổ chịu chết vì chúng ta, Người bị bỏ rơi. Chúa Ki-tô bị bỏ rơi như hạt lúa mì gieo vào lòng đất, mục nát đi, thì mời sinh nhiều bông hạt. Tiếng kêu cô đơn của Chúa: “Lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôi” (Mt 27,46), không phải là tiếng kêu thất vọng. Thật thế, Thiên Chúa Cha bỏ rơi tự nhiên trở thành sự phó thác cho Thiên Chúa Cha, và sự phó thác này cho phép hòa giải vũ trụ vạn vật, kể từ lúc người trộm lành được đón nhận vào thiên đàng: Gio-an đón nhận Đức Ma-ri-a về nhà làm Mẹ mình, người Mẹ đã sinh hạ người con mới. Có được điều ấy là nhờ Chúa Giê-su phó thác linh hồn trong tay Chúa Cha trong một cử chỉ hoàn toàn tin tưởng và phó thác yêu thương. Bằng cách này, như Người đã hứa, Thánh Giá Cứu Chuộc lôi kéo tất cả đến với Người, và với Chúa Cha trong sự hiệp thông sâu xa hoàn thành (viên mãn) với Thiên Chúa là Cha.
Theo Thánh Mát-thêu, tất cả đều can dự vào cái chết của Chúa Giê-su. Tất cả cùng tham gia vào thảm kịch này: trực tiếp hay gián tiếp; hành động hay không hành động. Một trong những điều Mát-thêu kể là sau khi Chúa Giê-su trút hơi thở (Mt 27,51-53), thì màn trong Đền thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới, mà trời đất thì chuyển rung và đá vỡ ra. Mồ kẻ chết liền mở ra; xác nhiều vị thánh đã qua đời nay sống lại, và bước ra khỏi mồ sau khi Chúa Giê-su sống lại, họ tiến vào Thành thánh, và hiện ra với nhiều người. Điều này muốn nói quyền lực của sự chết bị phá tan. Theo Mác-cô, cái chết của Chúa Giê-su đúng là một Đại Tin Mừng, quyền lực của tội lỗi và sự chết bị bẽ gãy. Có thể sống trong một lịch sử khác, lịch sử cứu độ. Khả năng này được trao cho chúng ta ngày hôm nay. Điều quan trọng không phải là lìa xa Chúa Ki-tô, nhưng là ở bên Chúa, từng bước dõi theo Chúa và với Chúa cầu cùng Thiên Chúa Cha. Có thế, chúng ta hoàn thành cuộc xuất hành, con đường được Chúa Ki-tô hướng dẫn, Người là Mô-sê mới và chân thật, dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Amen.
Lm. An tôn Nguyễn Văn Độ