Với vụ kiện tập thể này, trước hết Giáo hội thay mặt cho 17 thợ mỏ đang làm việc hoặc đã từng làm việc cho tập đoàn khai thác khoáng lớn nhất thế giới BHP, đang bị bệnh phổi. Ngoài ra tất cả những người thợ hoặc gia đình của họ bị bệnh đã làm việc cho công ty này từ năm 1965 đều có thể giam gia khởi kiện tập thể.
Đức Tổng Giám Mục Stephen Brislin của Cape Town cho biết, qua vụ kiện này Giáo hội Công giáo Nam Phi muốn đáp lại lời yêu cầu hỗ trợ của những người thợ mỏ. Giáo hội tin rằng qua vụ kiện, những người thợ có thể nhận được một khoảng bồi thường hợp pháp. Thực tế, những người từng là thợ mỏ trước đây không còn tham gia công đoàn và họ cũng không có phương tiện và khả năng để thực hiện hành vi pháp lý, chống lại các công ty lớn chịu trách nhiệm về sức khoẻ cho họ.
Đức Tổng Giám Mục giải thích thêm, mặc dù nhận thức được những rủi ro về sức khoẻ của những người thợ, nhưng các công ty khai thác mỏ đã không cung cấp thông tin hoặc thiết bị cần thiết để đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
Trong một báo cáo công bố vào tháng 7/2022, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã cảnh báo về tình trạng hàng chục ngàn thợ mỏ thủ công khai thác đá thải hoặc mỏ bỏ hoang. Ít nhất 150 người trong số họ được cho là đã chết do sập hầm, ngộ độc khí, ngạt thở và tai nạn do chất nổ.
Tại Nam Phi, ngành than đá, trụ cột của nền kinh tế nước này, sử dụng gần 100.000 lao động và cung cấp 80% điện năng. Tỉnh than Mpumalanga là một trong những khu vực ô nhiễm không khí nhất trên thế giới. Năm ngoái, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã báo cáo rằng “chính phủ Nam Phi dường như đã không làm gì để giải quyết tàn tích độc hại mà các mỏ than bị bỏ hoang đã để lại cho các cộng đồng xung quanh”. Tổ chức kêu gọi các công ty đã thu được lợi nhuận từ hoạt động khai thác phải có trách nhiệm dọn dẹp đống hỗn độn độc hại mà họ đã để lại.
Nguồn : vaticannews