Giáo hội Công giáo Pakistan kêu gọi quốc gia đoàn kết để cứu nền kinh tế

dtgm-Arhad.jpeg
Đức Tổng Giám Mục Joseph Arshad 

Theo cục thống kê, trong tháng 4 và tháng 5, lạm phát của Pakistan đạt mức kỷ lục 36,4 và 37,97% mức cao nhất ở châu Á. Nước này cũng đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Cuộc khảo sát cho biết giá cả hàng hóa toàn cầu tăng vọt, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, hậu quả của cuộc chiến tranh Nga-Ucraina, đồng tiền mất giá và tình trạng bất ổn chính trị đã khiến lạm phát lên mức cao nhất trong cả nước. Quốc gia này cũng đã thất bại trong việc nhận được các khoản vay quan trọng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Trong một thông cáo báo chí, Đức Tổng Giám Mục Joseph Arshad kêu gọi các lãnh đạo đất nước, ngoài lợi ích chính trị, “làm việc cho sự tiến bộ và thịnh vượng của đất nước”. Theo ngài, cần phải đối diện với những thách đố kinh tế hiện tại với tư cách là một quốc gia. Nhu cầu cấp thiết hiện tại là cung cấp các nhu cầu cơ bản. Và nhu cầu cấp bách là một kế hoạch mạnh mẽ để làm sống lại các giá trị đạo đức trong xã hội.

Cha Mario Rodrigues, hiệu trưởng trường trung học Thánh Patrick ở Karachi, thành phố lớn nhất ở Pakistan. Lưu ý lạm phát đã ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn, trong đó có các Kitô hữu. Cha nói: “Tầng lớp trung lưu và hạ lưu đang phải chịu đựng rất nhiều. Đối với chúng tôi, lạm phát thực sự đang giết chết chúng tôi”.

Một mục sư Tin Lành đang hoạt động mục vụ ở Lahore, thành phố lớn thứ hai của Pakistan cho biết. Giá thực phẩm tăng, nhiều người đến các cửa hàng phải về tay không. Để có cơm ngon người ta phải có mặt ở đám cưới hoặc đám tang. Mặc dù đời sống người dân đang khó khăn nhưng chính phủ lại tăng lương cho các nhân viên chính phủ và tăng ngân sách quốc phòng.

Nguồn: vaticannews

BÀI VIẾTMỚI NHẤT

Thông báo Xa Quê