Mở đầu sứ điệp được công bố hôm thứ Hai ngày 19/6. Đức Thánh Cha khuyến khích các nhà báo quan tâm đến khía cạnh đạo đức trong khi thi hành nhiệm vụ, bởi vì trong thời nay, thật khó để nhận ra sự thật trong một thế giới lẫn lộn tin thật với tin giả.
Liên kết với Roma, thành phố đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025. Đức Thánh Cha nói ngài biết trong bối cảnh kỷ niệm này. Các thành viên của Nhật báo Người đưa tin cũng dừng lại để đào sâu ý nghĩa Năm Thánh 2025. Đó là một sự kiện liên quan đến Roma, Âu châu và cả thế giới. Một lần nữa kinh thành muôn thuở trở thành điểm thu hút để tái khởi động sứ điệp Kitô và thắp lại niềm hy vọng cho khách hành hương.
Tới đây, Đức Thánh Cha nhắc lại ý nghĩa Năm Thánh: “Từ truyền thống phong phú của Kinh Thánh, chúng ta thừa hưởng ý nghĩa của Năm Thánh. Trước hết, đó là thời gian thuận tiện để đặt ở trung tâm cuộc sống chúng ta sự hoà giải với Thiên Chúa và với nhau, phá vỡ xiềng xích sự dữ, nô lệ và bạo lực, là những điều làm mất vẻ đẹp nhân phẩm. Trong các cuộc gặp gỡ này, Giáo hội Công giáo muốn nhắc lại tầm quan trọng của việc suy nghĩ lại về sự hiện hữu và cầu xin tha thứ cho những thiếu sót của mình, với niềm xác tín rằng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và nhân hậu sẽ đến canh tân và hoà giải chúng ta”.
Để thực hiện những điều này, Đức Thánh Cha giải thích rằng mặc dù phải bắt đầu từ cá nhân, nhưng một thực hành tôn giáo không phải là một sự đơn lẻ nhưng là một tiến trình. Bao gồm tất cả các mối quan hệ giữa các cá nhân, với mục đích thúc đẩy nhiều hơn tầm nhìn xã hội công bằng và huynh đệ, trong đó lỗi lầm được tha thứ, những người lạc lối được giúp phục hồi, công lý được thiết lập lại. Và do đó, sự hòa giải giữa các bên được thúc đẩy và xây dựng một cộng đồng tương trợ hơn và trên hết là thế giới nhân đạo hơn.
Theo Đức Thánh Cha, với ý nghĩa này, Năm Thánh không chỉ có giá trị tôn giáo nhưng còn bao hàm một sự tái sinh về đạo đức, luân lý, xã hội và văn hoá. Có khả năng chữa lành những vết thương do bất công và những hình thức bạo lực gây ra, vượt qua những bất bình đẳng kinh tế và phân biệt đối xử, tái thiết lập một bầu khí tin tưởng và hy vọng chung. Bắt đầu các tiến trình phát triển con người toàn diện, đặc biệt chú ý đến những người yếu đuối và dễ bị tổn thương. (CSR_2404_2023)
Nguồn: vaticannews