Caritas góp phần hỗ trợ người nghèo ở Mông Cổ

GOP-PHAN-HO-TRO-NGUOI-NGHEO.jpeg

Caritas Mông Cổ bắt đầu hoạt động vào năm 2000 qua hoạt động giúp đỡ những người chăn gia súc bị ảnh hưởng bởi điều kiện mùa đông khắc nghiệt, từ năm 1999 đến năm 2000. Khoảng 450.000 người chăn nuôi bị ảnh hưởng trực tiếp sau khi mất khoảng 3 triệu động vật. Sau khi mất đàn gia súc, nhiều người chăn nuôi đã chuyển đến các khu vực thành thị, ở đây họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc làm và nơi trú ẩn.

Trong thời gian này, qua sự hỗ trợ của Caritas Quốc tế, Caritas Mông Cổ đã phát động Lời kêu gọi khẩn cấp đầu tiên nhằm giúp đỡ những người chăn nuôi ở vùng nông thôn đang phải chịu đựng những đau khổ do mùa đông khắc nghiệt gây ra từ năm 1999-2003. Qua chương trình khẩn cấp này, các hộ chăn nuôi đã được hỗ trợ lương thực, y tế, cơ sở hạ tầng như sửa chữa giếng sâu và cải tạo cơ sở giáo dục ở khu vực nông thôn.

Vào tháng 4/2010, Caritas Mông Cổ trở thành thành viên chính thức của mạng lưới Caritas Quốc tế. Mục đích chính của việc thành lập Caritas Mông Cổ là làm chứng cho tình liên đới phổ quát với người nghèo và người dễ bị tổn thương, cũng như hiện thực hóa một xã hội công bằng, nơi quyền của người dân được tôn trọng và sự phát triển toàn diện của người dân được thúc đẩy, và nơi các cộng đồng được xây dựng lại, được đổi mới và trao quyền.

Hợp tác với các tổ chức Caritas khác là khía cạnh rất quan trọng trong hoạt động của Caritas Mông Cổ, cho phép tổ chức này mở rộng các chương trình của mình bao gồm giáo dục, hỗ trợ xã hội và nhân đạo, an ninh lương thực và nông nghiệp, di cư, xây dựng lại sinh kế và các dự án xây dựng cộng đồng ở khu vực nông thôn. Giảm tác động của thiên tai và bảo vệ môi trường cũng được ưu tiên.

Caritas Mông Cổ hiện có 7 chương trình chính: Xây dựng năng lực cho các hợp tác xã, giáo dục, ứng phó khẩn cấp, an ninh lương thực và nông nghiệp, lãnh đạo và vận động phụ nữ, nghiên cứu và phát triển, tái hòa nhập xã hội. Hoạt động và chương trình của tổ chức bác ái được hướng dẫn bởi cách tiếp cận dựa vào cộng đồng, dựa trên các nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo nhằm thúc đẩy các giá trị của nhân phẩm, ưu tiên người nghèo, sự tham gia, cộng đồng và công ích, phẩm giá của công việc, quản lý công trình thụ tạo của Thiên Chúa, tình liên đới và sự thăng tiến hoà bình.

Nguồn: vaticannews

BÀI VIẾTMỚI NHẤT

Thông báo Xa Quê