Hồng Thủy - Vatican News
Lý thuyết này được cho là có nguồn gốc từ một số sắc lệnh của các giáo hoàng vào thế kỷ 15, bao gồm Dum Diversas, Romanus Pontifex và Inter Caetera, và đã được nhiều người viện dẫn, bao gồm cả Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong vụ Johnson kiện McIntosh năm 1823.
Các Giám mục Hoa Kỳ
Trong một tuyên bố chính thức, Tổng Thư ký của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám mục Paul Coakley, đã hoan nghênh tuyên bố mới của [Vatican] bác bỏ và lên án bạo lực và bất công đối với người bản địa cũng như sự hỗ trợ liên tục của Giáo hội đối với phẩm giá và nhân quyền của họ." Ngài cũng bày tỏ sự đau buồn và hối tiếc sâu sắc khi các Kitô hữu, kể cả các vị lãnh đạo Giáo hội không phản đối hoàn toàn các hành động phá hoại và vô đạo đức của các cường quốc thực dân đang cạnh tranh nhau.
Các Giám mục Canada
Các Giám mục Canada cũng nhận định rằng các sắc lệnh của các Giáo hoàng đã bị các thế lực thực dân thao túng và các dân tộc bản địa đã phải chịu những tác động khủng khiếp của các chính sách đồng hóa của các quốc gia thuộc địa." Các ngài ca ngợi việc Vatican công nhận Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người bản địa, mà nếu được thực hiện, "sẽ giúp cải thiện điều kiện sống của người bản địa, bảo vệ quyền của họ, cũng như hỗ trợ họ tự phát triển cùng với bản sắc, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa của họ."
Cả các giám mục Hoa Kỳ và Canada đều lặp lại quan điểm của Vatican được thể hiện trong tuyên bố chung của hai Bộ, nói rằng mặc dù Giáo hội đã bảo vệ quyền của người yếu thế và người nghèo trong suốt lịch sử, nhưng "nhiều Kitô hữu đã phạm những hành động xấu xa chống lại người bản địa mà các vị giáo hoàng gần đây, trong nhiều dịp, đã xin tha thứ.”
Hai Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và Canada đang nghiên cứu tổ chức một hội nghị chuyên đề học thuật để tiếp tục đối thoại giữa các học giả bản địa và Công giáo. (CNA 30/03/2023)
nguồn: vaticannews.va/vi